Mài dao phay ngón là công việc quan trọng trong sản xuất cơ khí, giúp kéo dài tuổi thọ của dụng cụ cắt và nâng cao chất lượng bề mặt sản phẩm. Tuy nhiên, mài mũi phay đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tốt để có thể đảm bảo sự an toàn và đạt hiệu quả cao nhất cho quá trình mài phay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.
1. Hình dáng hình học dao phay ngón
Trước khi mài lại chúng ta cần hiểu được hình dáng hình học của dao phay ngón. Về tổng quát có thể chia dao phay thành 2 phần: chuôi dao và me cắt.
Do đó khi mài lại mũi phay ta cần mài lại 2 yếu tố chính lưỡi cắt mặt đầu và me cắt. Về me cắt cần quan tâm nhất là góc xoắn. Thông thường góc xoắn dao phay ngón thường từ 30-45°. Khi mài lại cần phải mài đúng theo góc xoắn này.
Quan trọng nhất khi mài lại mặt đầu là lưỡi cắt chính. Để mài lại lưỡi cắt chính này ta cần quan tâm 2 mặt phẳng: mặt sau thứ 1 (Primary Relief) và mặt sau thứ 2 (Secondary Relief). Mặt sau thứ 1 thường có góc nghiêng 3-7°. Mặt sau thứ 2 thường có góc nghiêng 15-21°. Giữa các lưỡi cắt chính có các rãnh nhỏ (Gash) chúng ta cũng cần mài lại phần này để đảm bảo khả năng thoát phoi. Do đường kính lõi dao phay (Core Diameter) lớn sẽ phát sinh rãnh nhỏ này. Có nhiều mũi khoan có đường kính lõi nhỏ sẽ không có phần này.
2. Kỹ thuật mài dao phay ngón
Mài mặt sau thứ 1 và thứ 2
Đây là 2 vị trí cần mài nhất của dao phay. Mỗi loại mũi phay ngón sẽ có các góc độ và chiều dày mặt sau khác nhau. Ở trong bài viết này chúng tôi chỉ nêu ra cách mài theo kinh nghiệm. Người mài lại có thể thay đổi các góc khác nhau để phù hợp với yêu cầu gia công.
Góc nghiêng của mặt sau thứ 1 thường là 5° và của mặt sau thứ 2 là 15°. Chiều dày của mặt sau thứ 1 thường từ 2-3mm. Người mài lại cần set up các góc độ trên máy mài sau đó tiến hành mài lại 2 mặt cắt này.

Các lưỡi cắt của dao phay ngón thường tạo góc lõm với khoảng 3-5° so với mặt phẳng nằm ngang. Khi mài lại cùng cần chú ý điều này.
Mài khe hở giữa các lưỡi cắt chính
Để mài được ke hở này cần có loại đá mài nghiêng hoặc các loại đá mài mỏng. Điều quan trọng khi mài khe hở này là yêu cầu sự đồng đều giữa 2 bên lưỡi cắt.
Mài me xoắn
Me xoắn với dao phay ngón thường dao động từ 30-45°. Góc sau thường nghiêng từ 0-2°. Khi mài phần me cắt cần có kim tì để đảm bảo độ chính xác. Đá mài phải mài sát điểm ngoài cùng của lưỡi cắt. Sau khi mài đường kính dao phay sẽ giảm đi một lượng nhất định.

Đá mài khi mài lại dao phay ngón
Để mài lại dao phay ngón có thể sử dụng đá mài gốm; đá mài hợp kim và đá mài kim cương. Đá mài gốm có thể mài được cả dao phay thép gió và hợp kim carbide. Tuy nhiên đá mài gốm thường có độ chính xác không cao do bị mòn trong quá trình mài.
Đá mài hợp kim CBN sử dụng để mài mũi phay thép gió. Đá mài kim cương PCD sử dụng để mài dao phay hợp kim carbide.
Máy mài lại dao phay ngón
Để mài lại mũi phay ngón có thể sử dụng nhiều loại máy khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu độ chính xác. Nếu không cần độ chính xác cao có thể sử dụng các máy mài dạng cữ. Trung bình có thể sử dụng các loại máy mài dao chung. Và chính xác cao có thể sử dụng máy mài dao chuyên dụng hoặc máy mài CNC.
https://youtu.be/aPqY9T57-6M
Xem thêm
- Xem thêm các sản phẩm đá mài kim cương tại link
- Tìm hiểu hơn về đá mài hợp kim và ứng dụng xin truy cập bài viết.
- Xem thêm các sản phẩm đá mài phẳng tại link
- Xem thêm các sản phẩm đá mài tròn tại link
- Tìm hiểu hơn về đá mài CBN và ứng dụng đá mài CBN xin truy cập bài viết.
- Tìm hiểu hơn cách chọn đá mài phù hợp xin truy cập bài viết.