Chế độ cắt và chất lượng bề mặt của máy mài đai nhám

Máy mài đai nhám tự động

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi sử dụng máy mài đai nhám. Đó là tốc độ mài đai; áp lực; đặc tính của hạt mài; tính chất của vật liệu gia công; độ căng của dây đai;…Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 2 yếu tố được quan tâm khi sử dụng máy mài dây đai qua bài viết dưới đây.

Độ nhám bề mặt sản phẩm khi sử dụng máy mài đai nhám

Mài bằng đai nhám mục đích chính là làm nhẵn bề mặt sản phẩm. Do đó độ nhám sản phẩm sau gia công là rất quan trọng. Độ nhám này trong quá trình mài đai ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính: tốc độ cắt; đường kính con lăn; độ cứng con lăn.

Độ nhám khi mài dây đai

Hình 7.3a mô tả mối quan hệ giữa 3 yếu tố trên và độ nhám sản phẩm được đo bằng Ra.

  • Đường số 1 biểu hiện giữa tốc độ cắt và Ra. Khi tốc độ cắt tăng lên bề mặt sản phẩm sẽ bóng hơn Ra giảm
  • Đường số 2 biểu hiện giữa đường kính quả lô và độ nhám Ra. Đường kính quả lô càng lớn độ nhám Ra càng giảm.
  • Đường số 3 là độ cứng quả lô và Ra. Quả lô càng cứng chất lượng bề mặt càng giảm.

Hình 7.3b mô tả mối quan hệ giữa hình dạng bề mặt lô và độ nhám Ra. Quả lỗ gồ ghề và nhám sẽ có độ nhám cao so với quả lô trơn. Tuy nhiên khi sử dụng quả lô trơn nhám vòng dễ bị trượt hơn so với quả lô khía .

Độ căng của dây đai khi sử dụng máy mài đai nhám

Độ căng của đai mài có ảnh hưởng lớn đến tuổi bền của nó và điều kiện làm việc của máy.

Độ căng của dây đai
Độ căng của dây đai
  • Độ căng thấp xảy ra hiện tượng trượt làm cho tốc độ cảu đai giảm và độ mòn hạt mài tăng. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quá trình gia công.
  • Độ căng của đai mài tăng làm tuổi bền của nó giảm, độ mòn của hạt mài cũng tăng lên và khả năng đai mài bị đứt.

Vì vậy cần phải xác định độ căng của đai mài hợp lý. Độ căng của đai mài được xác định phụ thuộc vào tính chất của nó và vật liệu chi tiết gia công. Độ căng của đai mài được chọn trong khoảng từ 0.1-0.7MPA.

Tốc độ cắt khi mài đai

Tốc độ cắt khi mài đai tăng tới 25-30m/s thì năng suất gia công tăng nhưng tăng hơn nữa thì năng suất gia công và tuổi thọ đai mài giảm mạnh. Vì vậy tốc độ đai mài thường trong khoảng 30m/s.

Bảng thông số mối quan hệ giữa các thông số cắt

Nhiệt khi mài đai

Nhiệt độ trong vùng cắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chế độ cắt. Khi nhiệt độ tăng quá cao sẽ gây phá huỷ bề mặt chi tiết gia công.

Yếu tố công nghệ có ảnh hưởng lớn nhất đến nhiệt độ cắt là chiều sâu vắt và lượng chạy dao dọc. Ví dụ tăng chiều sâu cắt trong phạm vi 0.005-0.05mm làm cho nhiệt cắt tăng từ 140°C đến 500°C. Nhiệt độ trung bình khi mài đai thường nhỏ hơn 500°C nhưng khi gia công không có dung dịch trơn nguội nó có thể đạt tới hơn 800°C.

Mài đai cho phép đạt độ nhám bề mặt Ra0.02-0.63µm. Độ chính xác kích thước của mài đai khi gia công chi tiết hình trụ có thể đạt 0.01mm. Khi gia công mặt phẳng là 0.04mm. Điều này được quyết định bởi 2 yếu tố chính là tốc độ cắt và lực căng của dây đai.

Xem thêm mài đai nhám

Bài viết trên được trích dẫn từ sách Các phương pháp gia công tinh của GS. TS Trần Văn Địch

Bài viết có tham khảo bài viết của trang Soul Ceramic theo link

Bài viết có tham khảo bài viết của hãng IMM theo link

Quý khách tham khảo các sản phẩm máy mài dây đai bán tự động xin truy cập link

Quý khách tham khảo các sản phẩm máy mài dây đai tự động xin truy cập link

Tham khảo các sản phẩm nhám vòng xin truy cập link

 

Bình luận (Facebook)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *