Nhám vòng hay đai nhám có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại được thiết kế để gia công một vật liệu nhất định. Do đó chúng tôi đã phân loại các loại đai nhám khác nhau theo ứng dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nhám vòng để gia công Inox, Inconel, Titanium, thép hợp kim
Inox, Inconel, Titanium, thép hợp kim đều là các loại vật liệu khó gia công do vừa cứng vừa dai. Do đó trong quá trình mài đánh bóng thường phát sinh nhiệt nhiều dễ gây quá tải và cháy bề mặt sản phẩm.
Do đó đai nhám mài cần sử dụng các loại hạt mài siêu cứng như Ceramic. Keo kết dính cũng cần có cấu trúc rỗng giúp tránh quá tải nhiệt. Vật liệu nền được cấu tạo từ nhiều lớp layer khác nhau giúp tăng độ bền bỉ trong quá trình mài đánh bóng.

Nhám vòng để gia công thép, gang, nhôm, đồng
Đây là các kim loại phổ biến. Đai nhám để gia công các loại kim như thép gang thường làm bằng các loại hạt mài như Aluminum Oxide. Trong khi đó để gia công nhôm, đồng thường sử dụng hạt mài Zirconia Alumina. Hạt mài Ceramic cũng có thể mài tốt các kim loại trên tuy nhiên người dùng cần cân nhắc về giá cả vì đai nhám sử dụng hạt mài Ceramic có giá thành khá cao.
Tuy không áp lực và nhiệt lớn như mài inox mài thép và các kim loại trên cũng yêu cầu vật liệu nền có độ dai và bền tốt. Điều này sẽ giúp cho đai nhám có tuổi thọ lâu dài.
Đai nhám gia công gỗ
Đai nhám cho gia công ngành gỗ thường được cấu tạo từ hạt mài Aluminum Oxide, lớp nền được cấu tạo từ vải Polyeste. Với các loại gỗ cứng nên sử dụng nhám thô và lớp nền cứng. Với các loại gỗ mềm hoặc gia công tinh nên sử dụng nhám có lớp nền mềm dẻo dễ uốn cong.
Nhám vòng gia công kính, nhựa
Nhám vòng sử dụng để gia công kính hay gương sử dụng hạt mài đặc Cork Grain. Lớp nền của loại nhám này cấu tạo từ vải Polyeste. Nó có thể sử dụng cho cả mài ướt hoặc khô.

Đai nhám cho gia công bê tông; đá
Do đặc tính của loại vật liệu này đai nhám để mài vật liệu này được cấu tạo từ hạt mài Silicon Carbide. Hạt mài này có độ cứng và sắc cao thích hợp mài 2 loại vật liệu trên. Chất nền cấu tạo từ vải polyeste có thể thích hợp cho cả mài nước và mài khô.

Trong thực tế sử dụng tương ứng với mỗi loại vật liệu với độ cứng khác nhau có thể sử dụng loại đai nhám với độ cứng của lớp nền tương ứng. Lớp nền cứng sẽ dễ dàng tạo ra vết xước trên bề mặt sản phẩm tuy nhiên khả năng cắt gọt tốt. Lớp nên mềm thích hợp đánh tinh với lượng dư nhỏ.
Độ hạt của dây đai cũng ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sau mài. Với độ hạt nhỏ thích hợp mài thô và ngược lại.
Bài viết trên đã phân loại chung cho bạn đọc các loại đai nhám khác nhau dựa trên các ứng dụng gia công khác nhau. Người sử dụng căn cứ vào loại vật liệu và độ cứng để chọn được loại đai nhám phù hợp.
Xem thêm
Bài viết trên có tham khảo catalogue của hãng Norton theo link
Bài viết trên được trích dẫn từ sách Các phương pháp gia công tinh của GS. TS Trần Văn Địch
Quý khách tham khảo các sản phẩm đai nhám cho máy mài cầm tay xin truy cập link
Quý khách tham khảo các sản phẩm dây đai cho máy mài đai nhám đứng xin truy cập link
Quý khách tham khảo các sản phẩm máy mài dây đai bán tự động xin truy cập link
Quý khách tham khảo các sản phẩm máy mài dây đai tự động xin truy cập link
Tham khảo các sản phẩm nhám vòng xin truy cập link