Cấu tạo NHÁM VÒNG cho gia công kim loại

Nhám vòng hay đai nhám, dây đai là vật tư quan trọng sử dụng cho máy mài dây đai để mài, đánh bóng, đánh bavia kim loại. Nhám vòng có nhiều loại khác nhau do thành phần cấu tạo khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cấu tạo và phân loại các loại đai nhám khác nhau qua bài viết dưới đây.

Cấu tạo nhám vòng

Đai nhám được cắt từ các khổ giấy nhám kích thước lớn sau đó kết dính tạo thành đai. Giấy nhám được tạo thành từ hạt mài, keo dính công nghiệp và lớp nền (vải; giấy;…). Cấu tạo của giấy nhám có ba lớp, trong cùng là bìa, ở giữa là keo và ngoài cùng là hạt mài.

Nhám vòng
Đai nhám

Khi tìm hiểu về nhám vòng chúng ta cần quan tâm 3 yếu tố chính: hạt mài; lớp nền và điểm nối.

Hạt mài của đai nhám

Hạt mài sử dụng cho dây đai có nhiều loại khác nhau. Các loại phổ biến như Aluminium Oxide (Al2O3); Silicon Carbide (GC); Ceramic; Zirconia Alumina (ZinC)…Đặc tính và ứng dụng các loại hạt mài được phân loại qua bảng dưới đây.

Phân loại các loại hạt mài của đai nhám
Phân loại các loại hạt mài của đai nhám

 

Vật liệu nền của đai nhám

Vật liệu nền của đai nhám thông thường là giấy, vải hoặc sợi polyester. Dù là loại vật liệu nào cũng phải đảm bảo độ mềm để có thể uốn thành đai. Đồng thời độ cứng để chịu được áp lực trong quá trình mài, đánh bóng.

Giấy có khối lượng nhẹ có độ bền và độ mềm cao tuy nhiên dễ bị rách. Vải có độ bền chặt hơn giấy do đó khó bị rách hơn. Sợi polyester có độ bền cao nhất tuy nhiên giá thành cao nên không phổ biến.

Một loại nhám vòng với lớp nền là giấy
Một loại nhám vòng với lớp nền là giấy

Độ cứng của lớp nền ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng gia công của đai nhám. Độ cứng mềm phù hợp gia công tinh các loại kim loại cứng và ngược lại. Tuy nhiên nếu mềm quá hạt mài sẽ dễ bong ra khỏi lớp nền do đó giảm thiểu tuổi thọ của đai mài.

Điểm nối nhám vòng

Trên đai nhám điểm nối là vị trí có khả năng bị rách cao nhất. Do đó cách nối 2 đầu của dây đai ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của nó. Có 3 cách nối 2 đầu như sau:

Nối dây đai
Hai đầu được nối thắng phía dưới được gắn bằng film. Khớp nối đai tiêu chuẩn chắc chắn và ổn định cho mọi hình dạng.
2 đầu gối lên nhau
Cắt thẳng, hai đầu chồng lên nhau. Khớp nối đai này chủ yếu được sử dụng cho đai rộng và dài có lớp lót giấy để mài bề mặt phẳng.
Cắt thẳng, cả hai đầu chồng lên nhau, không có vân trên vạt trên. Thích hợp cho các ứng dụng mài bề mặt phẳng với mâm cặp. Chủ yếu được sử dụng cho các ứng dụng chế biến gỗ.

Thông số nhám vòng

Kích thước đai nhám

Đai nhám có 2 kích thước chính là: chu vi * bề rộng (mm). Kích thước này phụ thuộc vào loại máy mài đai nhám. Một số kích thước nhám vòng phổ thông như: 553*9; 457*19; 920*100; 1600*50; 2000*75; 2000*50; 2400*50; 2500*75; 3350*50; 3500*50;…

Độ hạt đai nhám

Độ hạt hay cỡ hạt của đai nhám rất đa dạng từ #46 đến #1000. Độ hạt tỉ lệ thuận với độ bóng. Độ hạt thấp bề mặt sản phẩm sẽ thô tuy nhiên khả năng cắt gọt tốt. Độ hạt cao bề mặt sản phẩm sẽ bóng tuy nhiên khả năng cắt gọt giảm. Thông thường trong thực tế sản xuất người ta thường sử dụng 2 hoặc 3 nguyên công thô; bán tinh và tinh để mài sản phẩm.

Bài viết trên đã trình bày cấu tạo và thông số của nhám vòng. Đây là một loại vật tư mài mòn phổ biến và hiệu quả trong mài, đánh bóng, đánh bavia, làm sạch sản phẩm.

Xem thêm

Bài viết có tham khảo nội dung bài viết của trang Lekar theo link

Bài viết có tham khảo nội dung bài viết của hãng VSM theo link

Bài viết trên được trích dẫn từ sách Các phương pháp gia công tinh của GS. TS Trần Văn Địch

Quý khách tham khảo các sản phẩm nhám vòng xin truy cập link

Quý khách tham khảo các sản phẩm máy mài dây đai bán tự động xin truy cập link

Quý khách tham khảo các sản phẩm máy mài dây đai tự động xin truy cập link

Tham khảo các sản phẩm nhám vòng xin truy cập link

Bình luận (Facebook)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *