Đá nhám xếp hay đá nhám là một loại dụng cụ mài và tạo hình kim loại. Nó có cấu tạo từ các miếng nhám được gắn với nhau bằng keo epoxy để tạo ra những hình dạng nhất định. Có hai loại nhám xếp thường gặp là đĩa nhám và bánh nhám. Qua bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho bạn về cấu tạo và ứng dụng của đá mài nhám này.
Nhám xếp được sử dụng để mài; đánh bóng và tạo hình kim loại. Đá mài nhám này thường được gắn trên các máy mài cầm tay hoặc máy CNC để mài sản phẩm sau các nguyên công khác. Nó thường được sử dụng trong ngành hàn; chế tạo máy; bảo trì thiết bị;…

Thông thường khi nghĩ về mài người ta thường hay nghĩ về các loại đá mài gốm hay đá mài hợp kim. Vậy khi nào thì nên sử dụng nhám xếp? So với đá mài thì đá nhám thường tạo ra bề mặt có chất lượng tốt hơn. Đồng thời nó có khả năng mài trên các bề mặt không bằng phẳng.
Ưu điểm của đá nhám:
- Khả năng thay đổi áp lực khi mài để từ đó tạo ra bề mặt kim loại thô hay tinh
- Nhiệt sinh trong quá trình mài thường thấp hơn do đó ít khi xảy ra hiện tượng cháy hay quá nhiệt
- Ít rung động trong quá trình mài tăng độ chính xác gia công
- An toàn hơn do không có hiện tượng vỡ đá
- Bề mặt kim loại có độ bóng cao hơn so với các loại đá mài thông thương
Tuy nhiên so với đá mài thông thường đá nhám cũng có những yếu điểm riêng. Nó không có khả năng cắt gọt tốt như đá mài. Đồng thời nhám xếp cũng thường bị ăn mòn nhanh hơn. Có hai loại đá mài nhám thường thấy là bánh nhám và đĩa nhám xếp. Mỗi loại có những ứng dụng riêng hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu.
Đĩa nhám xếp
Đĩa nhám xếp thường có dạng các miếng nhám nghiêng một góc 30°-45° xếp gắn chồng lên nhau. Với cùng một ứng dụng đánh bóng mối hàn, đĩa nhám thường có tuổi thọ cao hơn 25 lần so với đĩa nỉ. Ngoài ra nó vừa có thể mài và đánh bóng. Khi áp lực cao nhám xếp có thể mài mòn và khi sử dụng áp lực thấp có thể đánh bóng.

Ngoài ra đĩa nhám có ưu điểm là mài và đánh bóng tốt trên các biên dạng cong phức tạp các bề mặt không bằng phẳng. Nó cũng có đa dạng các kích thước; độ hạt phù hợp cho mọi yêu cầu gia công. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp cần dựa trên một vài thông số kỹ thuật sau:
- Kích thước: Đường kính ngoài (D) x Chiều dày (T) x Đường kính trong (d)
- Độ hạt: #24-#400. Với độ hạt thấp phù hợp cho ứng dụng mài và độ hạt cao phù hợp ứng dụng đánh bóng
- Cấu trúc (mật độ): nhám với mật độ cao có tuổi thọ lớn hơn tuy nhiên dễ gây ra hiện tượng sinh nhiệt hay cháy trong quá trình sử dụng.
Bánh nhám xếp hay đầu nhám
Bánh nhám hay đầu nhám xếp có cấu tạo tương đối giống như đĩa nhám. Tuy nhiên bánh nhám xếp được thiết kế để mài và đánh bóng khu vực khó tiếp cận như các hốc; rãnh; bề mặt bên trong…

Bánh nhám được cấu tạo từ các miếng nhám với hạt mài nhôm oxit Al2O3 có khả năng mài và đánh bóng tuyệt vời với nhiều ứng dụng khác nhau. Như đánh bóng tinh; đánh bavia; đánh bóng cạnh cắt; đánh xỉ hàn; làm sạch bề mặt;…
Cũng giống như đĩa nhám để chọn được sản phẩm bánh nhám phù hợp cần dựa vào 3 thông sô kỹ thuật chính là kích thước; độ hạt; mật độ đá.
Hy vọng qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát về đá nhám xếp và ứng dụng của nó. Trong thực tế sản xuất cần phải thử nghiệm nhiều lần và tư vấn từ chuyên gia để chọn được sản phẩm phù hợp.
Xem thêm
Bài viết trên tham khảo bài viết tiếng anh của trang website Kimball Midwest theo link
Bài viết tham khảo các sản phẩm đá và bánh nhám xếp của hãng Norton theo link
Quý khách hàng tham khảo các sản phẩm đá nhám xếp xin truy cập link
Quý khách hàng tham khảo các sản phẩm mũi mài đánh bóng xin truy cập link
Quý khách hàng tham khảo các sản phẩm mũi mài kim cương xin truy cập link