Cách chọn đá mài kim cương

Đá mài kim cương dạng đĩa

Đá mài kim cương được sử dụng để mài mòn các loại vật liệu siêu cứng như thép hợp kim; hợp kim Titanium; hợp kim Tungsten; gốm Ceramics;…Làm sao để chọn được viên đá mài kim cương để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật? Cách lựa chọn hình dạng phù hợp, độ hạt loại keo phù hợp hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Cấu tạo đá mài kim cương

Đá mài kim cương là một loại đá mài hợp kim phổ biến. Hiểu một cách đơn giản đá mài kim cương là một loại đá mài sử dụng hạt mài là phân tử kim cương để mài mòn sắt thép hay các loại vật liệu khác nhau. Đá mài kim cương có một tên gọi khác là đá mài PCD (Polycrystalline Diamond).

Các loại đá mài kim cương thường có 2 phần chính phần kim cương và phần lõi thép. Phần lõi thép có tác dụng định hình cho đá mài hợp kim. Có nhiều loại hình dạng của đá mài kim cương như dạng đĩa tròn; dạng bát úp; dạng bát ngửa; dạng nón;…Điều này được tùy chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu gia công và đặc điểm của từng loại sản phẩm.

da-mai-hop-kim
Đá mài kim cương

Cách chọn độ hạt đá mài kim cương

Giống như các loại đá mài khác độ hạt đá mài kim cương tỷ lệ thuận với độ bóng sau mài. Với các loại đá mài có độ hạt càng cao sẽ mài ra các sản phẩm có độ bóng càng cao độ nhám càng thấp. Đá mài kim cương thường có độ hạt từ #40-#400.

Với độ hạt từ #40-#120 là đá mài dạng thô. Độ hạt từ #120-#200 là đá mài bán tinh và tinh thường được sử dụng. Với mài siêu tinh sẽ có độ hạt lớn hơn #200.

Bảng độ hạt đá mài kim cương theo chuẩn JIS/ANSI/ISO
Bảng độ hạt đá mài kim cương theo chuẩn JIS/ANSI/ISO

Do đó để chọn được loại đá mài phù hợp cần dựa vào yêu cầu độ bóng của sản phẩm sau mài và yêu cầu mài thô, bán tinh hay siêu tinh. Với đa phần các trường hợp nên lựa chọn độ hạt từ #120-#200.

Cách chọn loại keo cho đá mài kim cương

Để kết dính các phân tử kim cương cần sử dụng các loại keo đặc trưng. Đá mài kim cương sử dụng 3 loại keo chính: keo Resin (B); keo Vitrified (V); keo Metal (M). Với mỗi sản phẩm khác nhau và phương pháp mài khác nhau sẽ sử dụng một loại keo khác nhau.

Với mài sử dụng dầu mài nên sử dụng loại keo Resin, mài khô nên sử dụng keo Vitrified. Với các dạng đá cắt kim cương nên sử dụng keo Resin hoặc Metal.

Đá cắt kim cương 150x5x0.8x31.75
Đá mài kim cương sử dụng keo Vitrified

Cách chọn hình dạng đá mài kim cương

Đá mài kim cương có rất nhiều loại hình dạng khác nhau. Hình dạng của phần lõi thép và hình dạng của phần kim cương rất đa dạng. Dựa vào đó ta có bảng hình dạng sau:

Bảng hình dạng phần lõi thép và phần kim cương của đá mài kim cương
Bảng hình dạng phần lõi thép và phần kim cương của đá mài kim cương

Dựa vào ứng dụng mài nguyên công mài chúng ta có thể lựa chọn được loại hình dạng phù hợp của đá mài kim cương. Chúng tôi xin lấy một vài ví dụ về các loại hình dạng tiêu biểu của đá mài kim cương hay gặp trong sản xuất.

Đá cắt kim cương

Đặc điểm: có phần kim cương tương đối mỏng 0.2-1.5mm

Ứng dụng: cắt vật liệu siêu cứng

Hình dạng đá cắt kim cương
Hình dạng đá cắt kim cương
Đá cắt kim cương 150x5x0.8x31.75
Đá cắt kim cương 150x5x0.8×31.75
Đá cắt kim cương 150x5x0.8x31.75
Đá cắt kim cương 150x5x0.8×31.75

Đá mài kim cương mài phẳng

Đặc điểm: là dạng đơn giản nhất có lõi thép là một đĩa tròn có hoặc không có mặt bích

Ứng dụng: mài phẳng bề mặt chi tiết máy hoặc khuôn

Hình dạng đá mài kim cương mài phẳng có mặt bích
Hình dạng đá mài kim cương mài phẳng có mặt bích
Hình dạng đá mài kim cương mài phẳng
Hình dạng đá mài kim cương mài phẳng
Đá mài kim cương 180x3x10x31.75
Đá mài kim cương 180x3x10x31.75

Đá mài kim cương dạng cốc

Đặc điểm: phần lõi thép có dạng cốc

Ứng dụng: mài rãnh; mài biên dạng; mài phẳng chi tiết máy

Hình dạng đá mài kim cương dạng cốc
Hình dạng đá mài kim cương dạng cốc
Đá mài kim cương dạng cốc
Đá mài kim cương dạng cốc
Đá mài kim cương dạng cốc
Đá mài kim cương dạng cốc

Đá mài kim cương dạng đĩa

Đặc điểm: phần lõi thép có dạng cốc

Ứng dụng: mài rãnh; mài biên dạng; mài phẳng chi tiết máy

Đá mài kim cương dạng đĩa
Đá mài kim cương dạng đĩa
Đá mài kim cương dạng đĩa
Đá mài kim cương dạng đĩa

Các hãng đá mài kim cương trên thế giới

Hiện nay với sản phẩm đá mài kim cương hầu hết các nước phát triển đều có thể tự sản xuất. Với lịch sử hơn 60 năm phát triển Nhật Bản và Mỹ vẫn là 2 nước phát triển mạnh nhất dòng sản phẩm trên. Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều hãng đá mài kim cương có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên các sản phẩm này đa phần có chất lượng kém được sử dụng rộng rãi do giá rẻ.

Với các sản phẩm mài với độ chính xác cao yêu cầu độ bóng cao cần sử dụng đá mài của các hãng uy tín. Với đá mài kim cương do Nhật Bản sản xuất quý khách có thể tham khảo một số hãng như: Asahi; Nitolex; Noritake. Đá mài kim cương của Hàn Quốc có hãng Ehwa; DP Tech. Đài Loan có hãng Tyrolit;…

Hiện nay công ty chúng tôi cung cấp cho quý khách đá mài kim cương do hãng Asahi và DPTech cung cấp.

Xem thêm các sản phẩm đá mài kim cương

  • Xem thêm các sản phẩm đá mài kim cương tại link
  • Tìm hiểu hơn về đá mài hợp kim và ứng dụng xin truy cập bài viết.
  • Xem thêm các sản phẩm đá mài phẳng tại link
  • Xem thêm các sản phẩm đá mài tròn tại link
  • Tìm hiểu hơn về đá mài CBN và ứng dụng đá mài CBN xin truy cập bài viết.
  • Tìm hiểu hơn cách chọn đá mài phù hợp xin truy cập bài viết.

Đa phần các loại đá mài kim cương đều tương đối phức tạp để có thể lựa chọn. Bạn đọc cần phải dựa vào ứng dụng mài; nguyên công mài;… để chọn được sản phẩm tối ưu. Hy vọng qua bài viết này chúng tôi cung cấp cho bạn đọc từng bước để chọn được loại đá mài kim cương phù hợp nhất.

Bình luận (Facebook)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *