Gia công kim loại bằng máy mài đai nhám

Mài bằng đai nhám là phương pháp gia công tinh chi tiết bằng dây đai với hạt mài khép kín với bề rộng xác định. Nguyên công này được thực hiện trên các máy mài đai nhám chuyên dùng. Cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp mài trên qua bài viết dưới đây.

Cơ cầu của máy mài đai nhám

Máy mài dây đai có nhiều dạng khác nhau. Một vài dạng cơ cấu đơn giản có thể biểu hiện qua ảnh dưới đây:

Cơ cấu máy mài dây đai
Cơ cấu máy mài dây đai

Cơ cáu đai mài đơn giản nhất là cơ cấu có hai con lăn: con lăn truyền động và tiếp xúc (hình a). Đai mài được lắp và được kéo căng trên hai con lăn này. Cơ cấu này có góc ôm giữa con lăn và đai mài nhỏ do đó độ căng không lớn.

Đối với đai nhám có chiều dài lớn phải dùng thêm nhiều con lăn với các chức năng khác nhau như: truyền động, tiếp xúc, kéo căng, tỳ chặn, biên dạng,…(hình b;c;d). Các con lăn kéo căng và tỳ chặn được dùng để điều chỉnh vị trí của đai mài khi gia công.

Cơ cấu dây đai trên hình g được dùng để gia công các chi tiết định hình cỡ lớn dạng cánh tua bin,…

Đai nhám vòng

Dụng cụ cắt khi mài bằng đai nhám là hạt mài dính trên đai mài. Trong quá trình gia công đai mài chịu tác động của tải trọng rất lớn, vì vậy nó có độ bền và tính đàn hồi cao. Tình đàn hồi rất cần thiết khi gia công các mặt định hình và các vị trí bề mặt khó đưa đai mài vào.

Khả năng cắt của nhám vòng phụ thuộc vào tính chất của vật liệu hạt mài, độ hạt của nó, độ bền kết dính với vật liệu gia công.

Vật liệu của hạt mài thường là nhôm oxit (A), Cacbon Silic (GC) hoặc kim cương nhân tạo. Nhám vòng sử dụng hạt mài kim cương được dùng để mài siêu tinh và đánh bóng chi tiết bằng hợp kim cứng.

Mài bằng máy mài dây đai là phương pháp gia công vạn năng, bởi vì nó có thể dùng để gia công thô như làm sạch phôi, gỉ hàn hoặc gia công bề mặt chi tiết. Mài bằng đai mài cho phép đạt độ nhám Ra=0.08-0.16µm. Vì vật nó được dùng rất rộng rãi để gia công tinh đánh bóng bề mặt chi tiết trong công nghiệp vòng bi, máy bay và ô tô.

Máy mài đai nhám tự động

Cơ cấu máy mài dây đai tự động
Cơ cấu máy mài dây đai tự động

Hình trên thể hiện một số ví dụ nguyên công mài bằng dây đai tự động. Các chi tiết trụ trơn được gia công bằng phương pháp mài bằng đai mài vô tâm (hình a). Các chi tiết phẳng và rộng được gia công bằng đai mài với phương pháp chạy dao dưới con lăn tiếp xúc (hình b).

Các chi tiết nhỏ được gia công bằng chạy dao tay trên đai mài có bề rộng lớn (hình c). Bề mặt các chi tiết dạng ống được gia công bằng mài đai (hình d,g). Các ổ trục của chi tiết hình trụ được gia công bằng mài đai có cơ cấu tì ép (hình e).

Mài bằng máy mài đai nhám là phương pháp giá công rất có hiệu quả đối với các bề mặt cong của cánh tubin. Và các bề mặt định hình phức tạp mà các phương pháp mài thông thường không thể thực hiện được. Đồng thời máy mài dây đai có giá thành thấp hơn các máy mài bằng đá mài. Kích thước của các máy mài loại này cũng nhỏ hơn và sử dụng an toàn hơn.

Xem thêm mài đai nhám

Bài viết trên được trích dẫn từ sách Các phương pháp gia công tinh của GS. TS Trần Văn Địch

Bài viết có tham khảo bài viết của trang Pentool theo link

Quý khách tham khảo các sản phẩm máy mài dây đai xin truy cập link

Tham khảo các sản phẩm nhám vòng xin truy cập link

 

Bình luận (Facebook)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *