Dũa hợp kim là một loại công cụ sử dụng trong nguyên công nguội nhằm mài, đánh bóng lớp kim loại trên bề mặt chi tiết. Giũa có nhiều loại hình dạng, kích thước, bước băm khác nhau. Tương ứng với mỗi loại có những ứng dụng khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Tổng quan về dũa hợp kim
Dũa hợp kim (kim loại) là một nguyên công nguội nhằm hớt đi lớp kim loại trên bề mặt của chi tiết. Nó dùng để sửa nguội các chi tiết khi lắp ráp. Tạo nên chi tiết có hình dạng; kích thước; dung sai theo yêu cầu.
Nguyên công dũa có thể chia làm dũa thô và dũa tinh. Độ chính xác khi dũa có thể đạt 5% với tay nghề khéo léo hơn có thể đạt đến 1%. Lượng dư khi giũa phụ thuộc vào vật liệu gia công từ 0.025-1mm.
Cấu tạo của dũa hợp kim
Dũa kim loại cầm tay thường có cấu tạo 4 phần gồm phần đỉnh; phần mặt dũa; cán và chuôi dũa. Phần đỉnh và cán có tác dụng tạo bản cho dũa. Mặt dũa và cạnh dũa chứa những lưới cắt để gia công. Phần chuôi thường có đầu vót nhọn để đóng vào các tay cầm.

Tùy thuộc vào vật liệu phôi để quyết định vật liệu của dũa hợp kim. Để gia công các loại thép hay inox thông thường có thể sử dụng các loại dũa bằng thép dụng cụ với bề mặt qua nhiệt luyện để biến cứng. Với các loại vật liệu cứng hơn có thể sử dụng dũa được chế tạo bằng thép gió hay các loại hợp kim Titan; Wofram.
Cấu tạo răng trên bề mặt dũa
Các răng trên bề mặt dũa đóng vai trò quyết định trong quá trình gia công. Các răng này được tạo hình thông qua các nguyên công chuốt hoặc phay. Góc trước của các răng này quyết định khả năng cắt gọt của dũa. Với góc trước lớn dũa sẽ cắt gọt tốt hơn tuy nhiên sẽ nhanh mòn hơn. Ngược lại với góc trước nhỏ độ cứng vững và tuổi thọ của giũa sẽ lớn hơn.

Các răng thường được tạo hình theo các đường răng cơ sở phân bố đều nhau trên bề mặt dũa. Thông thường các răng sẽ nghiêng theo một hướng nhất định. Chiều gia công của dũa phải cùng hướng với chiều nghiêng của các răng. Cũng có các loại giũa với đường răng vuông góc với bề mặt cạnh. Tuy nhiên đa phần các loại dũa hiện nay có đường răng nghiêng một góc từ 70-80° so với bề mặt cạnh. Ngoài ra người ta còn tạo ra các loại dũa với 2 đường cơ sở đan chéo và răng theo 2 hướng ngược nhau. Điều này giúp dũa có thể hoạt động theo cả 2 chiều giúp tăng năng suất lên đáng kể.

Các loại dũa hợp kim và ứng dụng
Phân loại theo hình dạng
Các loại dũa được chia theo hình dạng tiết diện ngang của thân dũa để gia công các bề mặt khác nhau. Có rất đa dạng các loại hình dạng khác nhau nhưng có thể bắt gặp những hình dạng thường thấy như sau:
- Giũa vuông để giũa các lỗ, rãnh vuông và các rãnh khác.
- Giũa tam giác để giũa các góc trong rãnh, các lỗ đa giác…
- Giũa tròn để vê tròn các cung lượn, giũa các lỗ của sản phẩm.
- Giũa lòng mo (bán nguyệt) để giũa các bề mặt cung lồi, lõm.

Ngoài ra còn các loại khác như giũa hình thoi, giũa ôvan, giũa hình lưỡi dao…
Phân loại theo dũa thô và dũa tinh
Dũa thô hay dũa tinh phụ thuộc vào bước răng của nó. Bước răng là khoảng cách giữa các đường răng trên bề mặt dũa.
- Dũa thô có bước răng lớn phù hợp gia công thô tạo kích thước với khả năng cắt gọt cao
- Dũa tinh có bước răng nhỏ phù hợp đánh bóng tạo bề mặt chi tiết sau dũa bóng đẹp
- Dũa bán tinh phù hợp gia công cả thô và bán tinh sử dụng đa dạng trong các trường hợp
Phân loại theo biên dạng răng
Có nhiều loại răng dũa: loại có răng một chiều; loại có răng 2 chiều đan chéo; loại có vấu.
- Giũa có răng theo một chiểu thường dùng để giũa các kim loại mềm (đồng thau, kẽm, bacbit, thiếc, nhôm, đồng đỏ…) có độ bền thấp. Ngoài ra còn dùng để mài sắc lưỡi cưa, xẻ gỗ. Góc nghiêng của răng giũa khi băm là 70 – 80° so với đường tâm giũa.
- Giũa có răng theo hai chiều, chéo nhau thường dùng để giũa kim loại cứng (thép, gang…) có độ bền cao, chiều dài lưỡi cắt tạo phoi ngắn, dễ lấy phoi hơn so vổi dùng giũa có răng một chiều. Răng của loại giũa này gồm đường răng dưới (cơ sở) nghiêng một góc 55°, còn đường răng trên chéo một góc 70 – 80° so với
thân giũa. Như vậy, góc giữa hai răng chéo nhau là 70 + 55 = 125° là góc thích hợp nhất để bảo đảm năng suất cao khi giũa các kim loại cứng. - Giũa gỗ bao gồm các vấu hình tháp lồi trên bề mặt làm việc để tạo thành các răng giũa lớn (thô) hay nhỏ (mịn). Loại này thường dùng giũa các vật liệu mềm (gỗ, cao su, xương, sừng…), nhờ các vấu này có thể tạo nên lượng phoi lớn mà phoi không lấp đầy rãnh như khi dùng giũa kim loại thông thường.
Hy vọng qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về cấu tạo, các loại dũa hợp kim. Bài viết không tránh khỏi những sau sót mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn đọc.
Xem thêm
Quý khách hàng quan tâm các sản phẩm dũa kim loại hợp kim xin truy cập link
Quan tâm các sản phẩm dũa kim cương xin truy cập link
Ứng dụng của dũa kim cương xin truy cập bài viết
Bài viết có tham khảo bài viết của trang Kythuatchetao theo link
Bài viết có tham khảo bài viết của trang Wikihow theo link