Các góc độ cần quan tâm khi MÀI LƯỠI CƯA ĐĨA

Lưỡi cưa đĩa là loại vật tư sử dụng để cắt các loại vật liệu khác nhau như gỗ; đá; kim loại;…Mài lưỡi cưa đĩa giúp tái sử dụng và tăng tuổi thọ của nó. Tuy nhiên trước khi mài lại cần phải hiểu hình dạng của các loại lưỡi cưa đĩa và các vị trí cần mài lại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hình dạng lưỡi cưa

1. Góc cắt

Kẻ một đường từ tâm lưỡi cưa đến cạnh ngoài của lưỡi cắt ta được đường xuyên tâm (Radical Line). Đây là đường thẳng cơ sở quyết định các góc độ của lưỡi cưa.

Góc tạo bởi lưỡi cắt và đường xuyên tâm này là góc cắt hay góc trước. Góc cắt là yếu tố quyết định khả năng cắt gọt của lưỡi cưa. Nó thường dao động từ -6° đến 20°. Đường xuyên tâm nghiêng sang bên trái ta có lưỡi cắt dương và bên phải là lưỡi cắt âm. Cũng có trường hợp đường xuyên tâm trùng với lưỡi cắt chính khi đó góc cắt bằng 0°.

Hình dạng lưỡi cắt
Hình dạng lưỡi cắt lưỡi cưa đĩa

Hầu hết các loại lưỡi cưa đĩa đều có góc cắt dương. Góc cắt càng lớn thì khả năng cắt gọt càng cao tuy nhiên tuổi thọ sẽ giảm. Lưỡi cưa cắt rãnh thường có góc cắt 20°. Lưỡi cưa cắt đứt có góc cắt dao động tùy thuộc vào vật liệu cắt từ 5° đến 15°.

Lưỡi cưa có góc cắt âm thường sử dụng cho cắt cạnh hoặc cưa tay. Hình dạng này có xu hướng đẩy lưỡi cưa ra xa khỏi phôi cắt. Nó được ứng dụng để cắt các loại vật liệu siêu cứng và vật liệu mài mòn. Sử dụng lưỡi cắt âm sẽ làm giảm tác động tiềm tàng lên mảnh carbide vì phần dưới của răng tiếp xúc trước tiên với nơi có nhiều vật liệu hơn để hấp thụ lực.

2. Góc đỉnh và góc mặt

Góc đỉnh là góc ở đỉnh rẳng cắt nhìn theo mặt thẳng đứng và ngược chiều hướng cắt. Góc này được thiết kế để cắt đứt các vật liệu sợi. Lưỡi cưa cắt rãnh cần có lưỡi cắt đứt ở 90° so với hướng cắt vì thế chúng phải có góc đỉnh này là 0°. Còn với lưỡi cắt đứt, các răng cưa cắt các vân phôi theo hướng cắt do đó góc đỉnh thay đổi từ 10-20°. Đặc biệt với các lưỡi cưa vật liệu melamine hoặc phủ melamine góc đỉnh sẽ dao động từ 30-40°.

Góc đỉnh và mặt lưỡi cưa đĩa
Góc đỉnh và mặt lưỡi cưa đĩa

Góc mặt của lưỡi cưa đĩa là góc của răng cưa nhìn theo mặt phẳng nằm ngang. Lưỡi cưa cắt các loại vật liệu dạng sợi nên mài góc này để tăng khả năng xé phôi.

3. Góc sau và góc bên

Góc sau và góc bên giúp giảm ma sát và nhiệt trong quá trình cắt cho răng cưa. Tuy nhiên nếu góc này quá lớn răng cưa sẽ bị yếu và giảm tuổi thọ.

Góc sau và góc bên
Góc sau và góc bên

Trên là 3 loại góc độ của lưỡi cưa cần quan tâm khi mài lưỡi cưa. Để mài lại lưỡi cưa chúng ta cần quan tâm thêm một vài yếu tố khá nữa như số lượng lưỡi răng và cách phân bố lưỡi răng.

Số lượng răng cưa

Lưỡi cưa có nhiều răng sẽ cắt chậm hơn tuy nhiên bề mặt sau cắt sẽ bóng và đẹp hơn. Lưỡi cưa có ít răng hơn sẽ cắt tốt hơn nhưng bề mặt xấu hơn. Lưỡi cưa xẻ rãnh thường có ít răng hơn để thoát phoi tốt hơn. Lưỡi cưa cắt đứt có nhiều răng hơn để bề mặt sau cắt đẹp hơn.

Cách sắp xếp răng cưa

Hình dạng răng cưa và cách sắp xếp răng là khác nhau với mỗi loại lưỡi cưa. Lưỡi cưa kim loại có sự khác biệt lớn so với lưỡi cưa gỗ, ngoài ra còn có lưỡi cưa đá; các loại vật liệu dạng sợi. Ngoài ra cũng có thể phân loại là lưỡi cưa cắt rãnh hoặc lưỡi cưa cắt đứt. Tuy nhiên theo quy chuẩn quốc tế có thể phân loại làm 3 loại chính như sau.

1. Răng cưa xếp vát (TCG)

Các răng cưa được thiết kế xếp xen kẽ gồm 2 dạng hình thang và thẳng dùng để cắt xẻ các vật liệu có mật độ nén cao như gỗ công nghiệp Laminate. Ngoài ra, nó cũng có thể sử dụng để cắt nhựa, MDF hoặc kim loại mềm.

Trong đó một răng cưa được chamfer và một răng cưa vuông góc được xếp xen kẽ.

2. Răng cưa nghiêng xen kỹ (ATB)

Loại lưỡi cưa này thường được sử dụng cho các loại cưa trượt đa góc hoặc các yêu cầu cắt ngang đòi hỏi độ mịn cao hay dùng khi cắt các tấm ván phủ veneer.

Các răng được vát nghiêng và xếp xen kẽ.

3. Răng cưa thẳng (FTG)

Đây là loại răng cưa phổ biến nhất thường được thiết kế cho lưỡi cưa gỗ cầm tay, cho khả năng loại bỏ vật liệu thừa nhanh chóng giúp xẻ gỗ hiệu quả hơn. Nhờ tính thoát mạch tốt nên sử dụng lưỡi cưa có răng cưa xếp thẳng sẽ giúp người dùng tiết kiệm tối đa công suất, điện năng cho động cơ máy.

Loại này có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau như cắt xẻ hay cắt đứt.

Mài lưỡi cưa đĩa

Khi mài lưỡi cưa đĩa quan trọng nhất cần xác định các thông số của lưỡi cưa. Góc trước; góc sau của lưỡi cắt chính là 2 yếu tố quan trọng nhất. Góc đỉnh, góc mặt cũng cần được mài lại. Cách sắp xếp răng cưa trên đĩa cùng cần được chú ý đến.

Dù mài trên máy mài lưỡi cưa đĩa dạng cữ người dùng cũng cần chú ý các thông số trên để set up lúc đầu chính xác. Mài trên các máy mài lưỡi cưa bán tự động cần càng chú ý hơn do phải mài từng lưỡi cắt một. Trên máy mài CNC lúc lập trình cũng cần phải hiểu các góc độ cần mài.

Bài viết trên cung cấp cho bạn đọc các góc độ và yếu tố cần quan tâm khi mài lưỡi cưa đĩa. Trong thực tế sản xuất người dùng có thể biến đổi các góc độ này tùy theo yêu cầu gia công để đạt được hiệu suất cao nhất.

Xem thêm mài lưỡi cưa đĩa

Bài viết được dịch lại từ bài viết của trang BC Campus theo link

Bài viết tham khảo nội dung bài viết của trang Máy khoan Bosh theo link

Bạn đọc quan tâm các sản phẩm máy mài lưỡi cưa xin truy cập link

Bạn đọc quan tâm các sản phẩm máy mài mũi khoan xin truy cập link

Bạn đọc quan tâm các sản phẩm đá mài kim cương xin truy cập link

Bạn đọc quan tâm các sản phẩm đá mài hợp kim CBN xin truy cập link

Bình luận (Facebook)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *